Hiện tượng thời tiết nồm ẩm là điều khó tránh khỏi, chúng diễn ra đều đặn hàng năm. Do đó, ngay trong khâu thiết kế, thi công xây dựng nhà, bạn cần đặc biệt lưu ý vấn đề này. Nên chọn loại vật liệu xây dựng, hoàn thiện nhà có khả năng hút ẩm tốt.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù bạn áp dụng các biện pháp chống nồm ẩm ngay từ khâu thi công xây dựng thì ngôi nhà vẫn ít nhiều chịu tác động của hiện tượng thời tiết nóng – lạnh đột ngột đó. Để giảm thiểu tình trạng nhà bị nồm, ẩm mốc, bạn có thể tham khảo những mẹo đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả dưới đây.
Hạn chế mở cửa
Việc mở cửa ra vào, cửa sổ là để lưu thông không khí trong nhà. Nhưng vào những ngày nồm thì việc này lại khiến tình trạng hơi nước đọng trên bề mặt đồ vật trở nên tệ hơn. Lý do là vì không khí được lưu thông cũng đồng nghĩa với việc đưa nhiều lượng ẩm vào nhà hơn. Do đó, cần đóng kín cửa ra vào, cửa sổ để tránh không khí ẩm ướt bên ngoài loyj vào nhà. Nếu cần lưu thông không khí thì chỉ nên mở hé cửa hoặc bật quạt.
Sử dụng đồ nội thất chống ẩm mốc
Mỗi khi thời tiết nồm ẩm xảy ra, thì các món đồ nội thất xuất hiện các tình trạng ẩm mốc, hư hỏng là điều khó tránh khỏi. Các bề mặt của chúng sẽ có một lớp hơi nước ngưng tụ đọng lại trên đó, dần dần sẽ bị hư hỏng và ẩm mốc sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng sức khỏe con người. Mỗi lần thay đổi nội thất cũng rất tốn kém cho các gia đình.
Vì vậy trên thị trường nội thất đã xuất hiện các sản phẩm nhựa nội thất (Giường Nhựa Ecoplast , Tủ Quần Áo Ecoplast , Tủ Bếp Nhựa Ecoplast, Kệ Tivi Nhựa Ecoplast ,…).có các tính chất nổi bật như : chống ẩm mốc, chống mối mọt, có độ bền cao, đa dạng mẫu mã kiểu dáng,…. Đặc biệt rất an toàn với môi tường giá thành còn rất rẻ.
Bật quạt hoặc điều hòa nóng
Bật quạt cũng là một cách chống ẩm mùa nồm. Để có hiệu quả hơn, bạn nên kết hợp bất quạt với lau sàn và bề mặt đồ nội thất bằng khăn khô. Lưu ý, bạn vẫn nên đóng cửa kín để hạn chế không khí ẩm bên ngoài tràn vào. Ngoài ra, bạn có thể bật điều hòa ở chế độ nóng để chống ẩm. Cơ chế của điều hòa là hút ẩm trong không khí và thổi ra gió lạnh / gió nóng. Vì thế, bật điều hòa và đóng cửa sẽ vừa giúp ngăn không khí ẩm bên ngoài, vừa giúp giảm độ ẩm trong phòng. Từ đó sẽ giảm bớt hiện tượng nồm.
Đặt các vật liệu hút ẩm trong nhà
Thông thường, người ta sẽ chuẩn bị rất nhiều khăn và giẻ lau để thấm bớt “mồ hôi” của ngôi nhà trong mùa nồm. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ khăn và giẻ lau, bạn hãy chuẩn bị một chậu than củi và đặt nó ở gầm ghế, gầm giường… để hỗ trợ cho việc hút ẩm không khí nhé. Việc này sẽ hạn chế hơi nước thấm vào nệm, sofa,… Như vậy khi bạn giặt nệm hay giặt sofa sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn, cũng như hạn chế vết ố vàng xuất hiện trên vật dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt vài tờ báo tại các cánh cửa, bồn rửa, thảm lau… để hỗ trợ hút ẩm trong thời gian ngắn. Đây là cách “chữa cháy” khá hiệu quả khi bạn thiếu thốn giẻ lau trong mùa nồm kéo dài hơn dự tính.
Đốt nến hoặc tinh dầu để khử mùi
Trời nồm kéo theo việc không khí bị lạnh, ẩm và có mùi khó chịu, bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng đèn xông tinh dầu. Các mùi hương dễ chịu như cam chanh, sả, tràm trà, quế, thảo mộc… sẽ giúp không khí được “lọc sạch” và mang lại cho bạn cảm giác ấm áp, thư giãn hơn. Nến thơm cũng là một giải pháp tốt để bạn chăm sóc ngôi nhà mình trong những ngày nồm ẩm. Nến thơm có mùi dễ chịu tương tự như tinh dầu.
Xem thêm :
Tính hữu ích của Ke nhựa ECOPLAST ?
Thanh tăng cường Ecoplast dùng để làm gì?
Cách sử dụng mộng ECOPLAST chưa chắc bạn đã biết!
Đăng ký để trở thành đại lý của Tấm Nhựa Ecoplast: Tại đây
Tham Gia Cộng Đồng Tấm Nhựa Ecoplast: Tại link
Hướng dẫn thi công Youtube : Xem video
Facebook Đại Việt: Tại link